• info@vietnamforwarders.com
  • 217 Nam Ky Khoi Nghia St, Ward Vo Thi Sau, Dist 3, Ho Chi Minh City, Viet Nam

Get In Touch

84 903-309-909

HBL Là Gì? MBL Là Gì?Ưu và nhược điểm của HBL

HBL là gì? Bạn dễ dàng bắt gặp và đặt ra cho mình câu hỏi khi hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Để giúp bạn có câu trả lời, Vietnamforwarders đã tổng hợp các nội dung cần thiết trong bài viết dưới đây:

HBL là gì? House Bill Lading Là Gì?

House Bill of Lading hay HBL là vận đơn đường biển do công ty giao nhận vận tải phát hành, bạn có thể hiểu đơn giản nó là Vận đơn nhà.

Ở nước ngoài, HBL có thể do một loại công ty vận chuyển là NVOCC (Non Vessel Ocean Common Carrier) – Chủ tàu không tàu phát hành. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì chưa có loại hình này nên HBL được hiểu là của Forwarder cấp.

HBL là gì? House Bill Lading Là Gì?

Công ty giao nhận sẽ phát HB/L cho cho khách hàng khi ngay sau khi chủ hàng hoàn tất các công việc như: đóng hàng, giao hàng cho công ty giao nhận, hoàn thành các thủ tục quan quan xuất khẩu và đóng các khoản phí liên quan.

HBL là một chứng từ cần thiết trong vận chuyển vì nó là sự xác nhận chính thức về việc nhận hàng đã được vận chuyển. Trên HBL thì người gửi hàng thường là người xuất khẩu còn người nhận hàng là người nhập khẩu.

Quá trình lô hàng sẽ được giao như sau: Nhà xuất khẩu –> Công ty giao nhận –> Nhà nhập khẩu

Tại sao cần sử dụng HBL?

HBL hay House bill thường được sử dụng khi có yêu cầu từ phía shipper. Vậy vì sao các shipper lại yêu cầu về việc cung cấp house bill? Một vài lý giải sau đây sẽ mang đến cho bạn những câu trả lời tỏ tường và thỏa đáng nhất.

house bill of landing mẫu

Thứ nhất, house bill là cách để người shipper thể hiện sự tin tưởng của mình đối với những người làm dịch vụ giao thông vận tải hãng tàu, đồng thời thông qua house bill, họ có thể giấu tên của mình và của cả khách hàng ở trên vận đơn cũng như trên một vài thủ tục khác như SI, O/F, FEFO, FOB,…

Thứ hai, trong quá trình vận chuyển mà người consignee yêu cầu các shipper ghi vào house bill một vài các thông tin để ăn khớp với bộ chứng từ mà hãng tàu không chấp nhận, có nghĩa là house bill thể hiện sự hợp lệ của chứng từ.

Trường hợp thứ ba, khi tàu bị delay nhưng vẫn phải ghi đúng ngày vẫn chuyển, các hãng tàu sẽ không chấp nhận việc ký để lùi bill, nếu có cũng chỉ ký lùi trong thời hạn tối đa là 1 ngày  trong khi thực tế phải lùi nhiều hơn nữa thì với house bill, bạn sẽ có thể làm được điều đó, thậm chí nhờ house bill bạn còn có thể ghi thêm vaof một vài thông tin khác và dược hãng tàu chấp thuận.

Ưu và nhược điểm của HBL

Việc sử dụng house bill như một công cụ thứ ba hỗ trợ gỡ rối cho các bạn trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Vậy house bill liệu có hoàn toàn mang đến cho bạn lợi ích hay vẫn còn tồn tại những mặt trái? Trong tự nhiên, chúng ta hẳn biết rõ quy luật không có điều gì tuyệt đối cả. Với house bill cũng như vậy, có lợi thế thì cũng sẽ đi kèm có yếu thế, tức là tính hai mặt. Vậy HBL có những ưu và nhược điểm gì mà bạn cần phải lưu ý để vận dụng sử dụng cho hợp lý?

Ưu điểm của house bill

Trong house bill có chứa cả bill gốc, bill gốc này lại được chính forwarder phát hành bởi vậy nên việc có thể chỉnh sửa bill gốc diễn ra khá dễ dàng và nhanh chóng. House bill có thể sửa theo bất kỳ yêu cầu nào từ phía shipper.

Nhược điểm của house bill

Trong chính ưu điểm đó lại có thể cũng chính là nhược điểm. Bởi vì house bill được phát hành từ người forward, người shipper lại có toàn quyền chỉnh sửa theo ý muốn vậy nên kh có bất cứ rủi ro, tranh chấp nào xảy ra thì shipper mang house bill lên hãng tàu sẽ không giải quyết được gì vì house bill không mang tính pháp lý. Để đảm bảo an toàn về mặt pháp lý, quyền lợi của các bạn thì người ta khuyên sử dụng Master bill thay vì dùng house bill.

Ngoài ra, một nhược điểm nữa khiến nhiều người phải đắn đo khi sử dụng house bill đó chính là House bill gây ra tốn kém chi phí handing, tức là phí làm hàng từ cảng đến.

MBL là gì? Master Bill Lading Là Gì?

Master Bill Lading hay MBL là vận đơn đường biển do hãng tàu phát hành, bạn có thể hiểu nó là Vận đơn chủ. Khi bạn nhìn lên phía đầu góc trái của vận đơn sẽ thấy tên và logo của hãng tàu. Nếu bạn là một người đã quen với công việc này sẽ dễ dàng nhận biết được các hãng tàu lớn như OOCL, Yang Ming, SITC, MCC….

MBL là gì? Master Bill Lading Là Gì?

1 MBL sẽ chỉ phát hành cho 1 lô hàng, nó bao gồm nhiều liên cùng chung một nội dung. Trên MB/L, tên người gửi sẽ là Công ty giao nhận vận tải ở nước xuất khẩu (không phải là nhà xuất khẩu), người nhận sẽ là Công ty giao nhận vận tải ở nước nhập khẩu (không phải là nhà nhập khẩu). Thông thường, 2 công ty giao nhận ở hai nước xuất và nhập nhập sẽ có mối quan hệ công ty mẹ con hoặc đại lý.

Như vậy, các bên đứng tên trên Master Bill Lading sẽ là: Forwarder nước xuất khẩu –> Hãng tàu –> Forwarder nước nhập khẩu.

Phân biệt House bill và Master bill

Qua những thông tin giải đáp khái niệm MBL và HBL là gì, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ được phần nào sự khác nhau giữa MBL và HBL. Và để giúp bạn phân biệt House bill và Master bill rõ hơn, mời bạn cùng Trường Phát Logistic tham khảo bảng dưới đây:

Các Lưu Ý Về House bill và Master bill

  • Một lô hàng không nhất thiết phải có cả hai vận đơn HBL và MBL, cũng có nghĩa là không cần lúc nào cũng phải phân biệt House Bill và Master Bill. Một số trường hợp, chủ hàng (người bán) sẽ bỏ qua công ty forwarder mà làm việc thẳng với hãng tàu, hoặc là nhờ forwarder book chỗ nhưng yêu cầu người đứng tên trên bill là chủ hàng. Lúc này, phí hãng tàu sẽ cấp Master Bill Lading cho chủ hàng và House Bill Lading sẽ không xuất hiện.
  • Có trường hợp một lô hàng sẽ có 1 MBL và nhiều HBL. Ví dụ điển hình cho trường hợp này là hàng ghép container (LCL): theo đó, khi có một hãng tàu vận chuyển nguyên container, 1 forwarder gom hàng lẻ (consolidator) cung cấp HBL cho mỗi lô hàng, trong khi 1 forwarder khác nhận 1 lô hàng và chỉ cấp 1 HBL cho lô hàng mà mình nhận vận chuyển. Ở trường hợp này, lô hàng sẽ xuất hiện nhiều bill nối (B/L) và nhiều lệnh nối (D/O).
  • Một trường hợp khác, forwarder gom nhiều lô hàng của các chủ hàng khác nhau và cho đi chung một chuyến tàu. Lúc này, phía forwarder sẽ phát hành nhiều HBL nhưng chỉ có 1 MBL với hàng tàu để tiết kiệm thời gian và chi phí.

Tạm kết

Trên đây là một số thông tin HBL là gì. Cũng như cách phân biệt hai loại bill này. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần báo giá dịch vụ hãy gọi ngay hotline của chúng tôi nhé!

Leave A Comment